Những câu hỏi liên quan
Chử Thảo Nhi
Xem chi tiết
linh miu
Xem chi tiết
lê anh nhật minh
20 tháng 2 2021 lúc 14:25

Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau. Điều đó làm em vô cùng hanh phúc vì em chưa một lần nào được đến với một vùng đất độc đáo như thế. Đặc biệt là sau khi em được hoc bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, niềm hứng thú trong em lại càng lớn. Chuyến tham quan Cà Mau của gia đình em đã diễn ra như thế đó.

Nghe được tin bố mẹ sắp xếp một chuyến tham quan vào dịp hè mà đặc biệt là ở Cà Mau, em vui sướng vô cùng. Niềm vui ấy thể hiện trong đôi mắt lấp lánh, trong nụ cười sung sướng của em suốt cả ngày biết tin. EM đã sắp xếp hết quần áo vào vali, mang đủ thứ vì sợ thiếu. May có mẹ cản lại chứ không em đã định ôm cả thế giới mất. Quần áo, đồ dùng đều đã chuẩn bị xong, gai đình em đi ra sân bay Nội Bài. Sân bay đông đúc quá làm em cứ bị ngợp vì em đi máy bay rất ít lần. May mà có bố mẹ luôn ở bên nên em bớt lo sợ hơn. Em lên máy bay trong niềm lâng lâng đến lạ. Chỉ một thoáng chốc thôi mà em đã ngủ mất rồi. Khi tới gần sân bay Tân Sơn Nhất, bố mẹ gọi em dậy. Có một người bạn của mẹ trong Sài Gòn làm du lịch nên vợ chồng cô sẽ cùng gia đình em tham quan chuyến này. Em thấy mọi thứ rất háo hức. 

Gia đình cô HOa- người bạn của mẹ em lái xe đến đón gia đình em. Và chú cũng đưa tất cả mọi người thẳng tiến về Cà Mau sau nhiều giờ đồng hồ vì mọi người muốn đến đấy rồi nghỉ luôn thể. Đến thành phố, một khách sạn ba sao xinh đẹp chào đón em và gia đình. Phòng khách sạn nhỏ xinh cùng rất nhiều thức ăn ngon đã ru ngủ em lúc nào chẳng hay. Đêm. Thời gian trôi nhanh quá. Một ngày di chuyên từ Bắc vào Nam thật khiến con người ta mệt mỏi. Nhưng sáng hôm sau, mọi người đều đã dậy sớm, dậy sớm để chào ngày mới ở Cà Mau đó.

Với một người Bắc như em, người miền Tây sao mà dễ thương quá. Em bị hấp dẫn bởi mọi thứ. Em yêu thích từng món ăn vỉa hè, ham thích từng chút đáng yêu của con người. Cô HOa bảo còn chưa là gì đâu, đi ngắm cảnh đi thì em sẽ bị mê luôn. Thế rồi mọi người đi ngắm cảnh sông nước. Em đòi đi thăm chợ Năm Căn bằng được. May mà vẫn chưa quá muộn. Nhìn gương mặt em náo nức àm cả bố, cả mẹ, cả vợ chồng cô HOa đều cười em. Đến chợ rồi. Em không thể tin được mọi thứ lại đẹp đến thế. Nhiều thuyền quá đi. Thuê được một chiếc thuyền, em lần đầu xâm nhập vào chợ nổi. Ôi, những bà, những chị, những cô gái sao mà xởi lởi, thân thiện đến thế. EM nhìn mà thích mê. May có máy ảnh, em lập tức tách tách vài tấm. Điều kì lạ là mọi người còn cười rất thân thiện và thậm chí chụp ảnh cùng em. Em mê li đồ ăn, sự khéo léo và cả tiếng nói của mấy cô gái Hoa Kiều. HỌ nhiều hàng hóa quá đi. Đặc biệt, em đã được ăn món gỏi chấm ba khía. Thì ra đây là con ba khía. Em thích quá. EM cứ ăn suốt. Chẳng biết bao món đã bỏ bụng rồi mà em vẫn mê. Êm đềm trên con sông Năm Căn, em thấy thích không khí, thích cảnh vật nơi đây. Nhìn thấy rừng đước, em mới thấy nhà văn Đoàn Giỏi chẳng ngoa chút nào. Tất cả mọi thứ đều đậm chất miền Tây và mang hương sắc Việt Nam. Em yêu thích Cà Mau quá. QUanh em chỉ có màu xanh, xanh bát ngát. 

Ngày vui rồi cũng trôi qua. Nô đùa chợ đêm, thăm chợ nổi, du thuyền.. làm gì thì em cũng làm rồi và bố mẹ thì cũng phải về với công việc. Gia đình cô Hoa tiễn cả nhà em cùng một đống đặc sản Cà Mau. Nhưng em chỉ quý ảnh của em thôi. Mọi thứ vui tươi, náo nức quá. EM thấy yêu vô cùng mảnh đất Cà Mau này. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, em về thù đô, về trong niefm tiếc nuối đến lạ.

Chuyến đi kết thúc lâu rồi mà em vẫn thấy náo núc quá. Thiên nhiên VIệt Nam thì thật đẹp tươi. Và nếu, nếu có cơ hội, em thật mong mình sẽ đến thăm Cà Mau, đên thăm vùng đất đẹp của tổ quốc với thiên nhiên trong lành và con người nghĩa tình. Kí ức ấy đẹp tươi và đậm sâu trong tâm trí em mãi mãi. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
트란 투안 듀옹
Xem chi tiết
Lê Thị Tú Nguyên
20 tháng 7 2018 lúc 13:09

Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.

Bình luận (0)
công chúa của những vì s...
20 tháng 7 2018 lúc 12:54

nếu chép mạng thì sao bn

Bình luận (0)
Đào Trần Tuấn Anh
20 tháng 7 2018 lúc 15:08

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

Bình luận (0)
Trịnh Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Mai Mèo
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
20 tháng 2 2016 lúc 22:25

Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua đoạn trích trên em cảm nhận được sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ ở nơi đây tấp nập, trù phú và độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam của tổ quốc. Với hình ảnh cuộc kháng chiến ở đây cho ta thấy một lòng yêu nước và dũng cảm của con người nơi đây. 

P/s: Mình viết văn không giỏi ! Nhưng mình mong bài này sẽ giúp được ít nhiều cho bạn.

Bình luận (0)
nguyen hoang anh
20 tháng 2 2016 lúc 22:27

tick nhe

Bình luận (0)
Phạm Thị Ánh Dương
21 tháng 2 2016 lúc 9:56

Bạn nên viết những ý chính tả Cà Mau trong bài,lồng ghép thêm những gì bạn biết.Kèm theo đó,hãy học cách viết thư cho hay.

                                                  ĐÂY LÀ LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH!!!leuleu

 

Bình luận (0)
stayhome
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hải
1 tháng 4 2020 lúc 17:02

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN TUỆ MINH
1 tháng 4 2020 lúc 17:07

mày làm như mày là bố giời không bằng.

sĩ lại còn ra oai.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trươngcute
Xem chi tiết
Quang Nhân
19 tháng 1 2021 lúc 20:25

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 
Bình luận (0)
Trúc Thanh
Xem chi tiết
ko bik tên
Xem chi tiết